Sư phạm bậc 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHỮNG CÂU CHUYỆN "LẠ" CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC

Go down

NHỮNG CÂU CHUYỆN "LẠ" CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC Empty NHỮNG CÂU CHUYỆN "LẠ" CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC

Bài gửi  vanson Sun Mar 02, 2008 1:03 pm

NHỮNG CÂU CHUYỆN "LẠ" CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC 30208930bt061207bw9

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân và các cháu trường Phổ thông DTNT Thái Nguyên.

Dường như là một “thư viện” lưu động với những câu chuyện phong phú về đủ loại tình huống giáo dục, mỗi tình huống, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân lại có một câu chuyện kể. Và chuyện nào cũng hết sức bất ngờ.


Có những câu chuyện kể của Bộ trưởng khiến người nghe rơi nước mắt, có những câu chuyện lại khiến họ bật cười. Nhưng, đằng sau mỗi câu chuyện của Bộ trưởng đều có chứa ẩn những nỗi niềm sâu sắc và thấm thía của một người nhiều tâm huyết với giáo dục.

Tại một lễ khai giảng của trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), trong những lời dành cho học sinh ở đây, thay vì giáo huấn, Bộ trưởng đã kể một câu chuyện: “Cách đây mấy tháng tôi có thăm một số trường ở Bắc Giang, trong đó có một trường mầm non ở vùng đồng bào dân tộc.

Đời sống của đồng bào còn rất khó khăn. Học mầm non thì phải đóng hai khoản tiền là tiền ăn và tiền học. Có gia đình rất nghèo, chỉ cố gắng đóng được tiền ăn cho con, nhưng không đóng được tiền học. Khi nhà trường nhắc nhở việc đóng tiền học, gia đình đã mang một con chó của nhà để nộp cho thầy cô”.

Điều mà Bộ trưởng mong muốn là, các em học sinh ở trường chuẩn quốc gia này không quên cái may mắn của mình, được học trong một ngôi trường hiện đại trong khi các bạn cùng trang lứa ở bao nơi khác còn rất khó khăn. Các em cần phải nỗ lực học tập vì mình, vì cha mẹ và đất nước.

Minh hoạ cho tệ ngồi nhầm lớp tại nhiều địa phương hiện nay, trong một cuộc họp giao ban với lãnh đạo 64 tỉnh, thành, Bộ trưởng kể một câu chuyện: “Tôi đã từng chứng kiến có cháu học sinh. Khi các bạn đều đang ngồi học thì cháu lại chui xuống gầm bàn ngồi chơi. Khi được hỏi thì cháu bé bảo vì cháu học bài không hiểu nên mới thế!

Lỗi của các thầy cô giáo trong chuyện này không chỉ là dạy các em không đến nơi đến chốn khiến các em không hiểu bài mà còn vì thầy cô dù biết nhiều em học kém nhưng vẫn cố cho các em lên lớp. Ngồi nhầm lớp, học không theo được, nên mới phải chui xuồng gầm bàn chơi!”

Còn câu chuyện dưới đây, hẳn là không phải Bộ trưởng nào cũng có đủ dũng cảm để kể. Nhưng Bộ trưởng Nhân đã kể và lại là kể trước gần 500 đại biểu Quốc hội:

“Vừa rồi, chúng tôi có đến một trường ĐH có nhiều năm truyền thống và cũng có uy tín. Khi trao đổi với các thầy, cô trong Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt về nội dung đào tạo tiến sĩ vì chúng tôi thấy rằng trường này trong thời gian vừa qua có nhiều người làm về tiến sĩ và tôi thấy rất vui khi trường này có số lượng tiến sĩ nhiều như vậy.

Nhưng khi tôi hỏi thêm: Các luận án tiến sĩ của chúng ta có yêu cầu phải mới về khoa học không? Thầy hiệu trưởng trả lời rằng: Không, vì khoa học này quốc tế người ta làm hết rồi, chúng ta không làm mới khoa học được!

Tôi thấy thật đau xót! Một trường ĐH mà lãnh đạo lại trả lời luận án tiến sĩ ở Việt Nam không có cái mới về khoa học vì khoa học các nước khác làm hết rồi!

Bây giờ, Bộ đang soạn quy chế đào tạo tiến sĩ mới ghi rõ là: Luận án tiến sĩ phải có cái mới về khoa học, không có là không làm được. Vừa qua, chúng tôi có yêu cầu mỗi luận án tiến sĩ phải có 1 trang ghi vào đó những điểm mới về khoa học, nhưng rất nhiều luận văn dầy hàng trăm trang mà không ghi nổi một cái gì vào trang đó”.

Một câu chuyện bất ngờ khác, buồn đến nao lòng mà trước khi kể, Bộ trưởng Nhân đã thẳng thắn nhận lỗi về phần mình: “Giáo viên điều động lên miền núi không trở về là lỗi của ngành chúng tôi. Chính phủ có Nghị định là nam ra trường thì đi 5 năm phải được về, nữ thì chỉ phải đi 3 năm. Nhưng nhiều nơi, địa phương không cho về và không ký hợp đồng trước khi đi bao nhiêu năm thì về và về thì về đâu. Lỗi này là của ngành, Bộ chúng tôi chưa giám sát tốt được ở dưới”.

Câu chuyện kể của Bộ trưởng Nhân sau đó là: Khi ông đi công tác tại môt số tỉnh miền núi. Giáo viên ở đây khi nói, cười đều che miệng, ai không biết thì cứ tưởng họ cố tình làm duyên. Nhưng thực ra vì ở đây các thầy cô phải ăn rau sắng nhiều quá nên đen hết cả răng!

Bộ trưởng cũng còn rất có “duyên” với các câu chuyện “cổ tích”. Cổ tích về đôi dép là một ví dụ: Ở xã Thạnh Tân, huyện Phước Tân (Tiền Giang) có hai em Dương Tùng Giang và Dương Thị Kim Liên, hai anh em chỉ có một đôi dép đi học thôi, anh học lớp 4 buổi sáng, em học lớp 3 buổi chiều. Sáng anh đi dép thì em đi đất ở nhà và chiều anh ở nhà thì em được đi dép đi học.

Sau đó, Phòng Giáo dục huyện Phước Tân đã đến tận nhà hai em để tặng hai đôi dép, sách vở và có nhà hảo tâm tặng ngay 5 triệu đồng để giải quyết khó khăn trước mắt kèm theo lời cam kết sẽ nuôi cả hai em đi học cho đến hết lớp 12.

Có những câu chuyện chưa bao giờ có trong "thư viện" của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Đó là những câu chuyện về vi phạm đạo đức nhà giáo.

Bởi vì, trong ký ức của Bộ trưởng, như trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, dù nghèo lắm nhưng cả thầy và trò đều luôn cố gắng học tốt, dạy tốt và tâm đức người thầy luôn trong sáng lắm. Ngay như người cha thân yêu của ông, đến năm 80 tuổi vẫn còn đi dạy và vẫn luôn hết mình vì các thế hệ học sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Trong khoảng 10 trường hợp thầy cô giáo có hành động trái đạo đức với học sinh mà báo đã đăng, xem xét 10 trường hợp trong 1 triệu thầy cô giáo không phải là nhiều nhưng cũng làm tôi hết sức đau lòng.

Có lẽ, sẽ còn có những nơi mà báo không đăng nhưng thầy cô giáo vẫn chưa làm đúng với cái tâm, đức của mình.


Thầy cô nào nếu không giữ được tâm, đức thì xin ra khỏi ngành trước đi, đừng ở lại mà xấu hổ cho ngành giáo dục!


Mai Minh


Việt Báo (Theo_DanTri)
vanson
vanson
Admin

Tổng số bài gửi : 72
Join date : 28/02/2008
Age : 63
Đến từ : Trường TH văn hóa & nghệ thuật Đồng Nai

https://suphambac1.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết