Sư phạm bậc 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CUNG SUY GAM KHI DUNG TREN BUC GIANG

Go down

CUNG SUY GAM KHI DUNG TREN BUC GIANG Empty CUNG SUY GAM KHI DUNG TREN BUC GIANG

Bài gửi  phandinhdung Sun Mar 16, 2008 5:16 pm

GỞI CÁC BẠN CÙNG ĐỌC
Mình đã đọc bài nay trên báo. Sưu t6àm lại để cùng chia xẻ với lớp.Nguồn sưu tầm.

Góp bàn về đạo làm thầy


Sau khi đọc bài “Đạo làm thầy” của tác giả Trần Huy Thuận trên Diễn đàn Dân trí và bài tranh luận của tác giả Dang Ba Khac Trieu, tôi thấy ai cũng có cái lý của mình, còn cái gốc của vấn đề tôi vẫn chưa thoả mãn. Vậy xin mạo muội góp một đôi lời.
>> Đạo làm thầy
>> Góp bàn về Đạo lý người thầy
Chúng ta đang bàn về “Đạo lý người thầy”, không những thế, còn bàn tới Đạo làm thầy hiện nay. Theo tác giả Trần Huy Thuận thì dù thời đại nào đi chăng nữa, đạo làm thầy cũng không thay đổi, ai đã chấp nhận cái nghề dạy học hẳn phải chấp nhận cái nghiệp ấy. Còn tác giả Dang Ba Khac Trieu bàn nhiều đến giải pháp để duy trì tốt Đạo làm thầy.

Tôi cũng xin được bàn sâu hơn một chút về cái gốc của Đạo lý người thầy.

Trước hết nói về chữ Đạo (道), theo Lão tử “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên” (人 法 地, 地 法 天, 天 法 道, 道 法 自然,: Người tuân theo Đất (âm), Đất tuân theo Trời (dương), Trời tuân theo Đạo, Đạo theo lẽ tự nhiên). Có thể hiểu một cách nông cạn rằng: Đạo là luật của tự nhiên, có thường biến (常 变), và bất biến (不 变), cái thường biến nằm trong cái bất biến như thời tiết, nắng mưa, sương gió thất thường, nhưng vẫn phải tuân theo bốn mùa xuân, hạ , thu, đông. Đạo có Đạo Trời (天 道 Thiên đạo) và Đạo người (人 道 Nhân đạo), Đạo người tức là Đạo lý. Vậy Đạo lý cũng có chỗ bất biến và thường biến, Đạo làm thầy cũng nằm trong phạm trù ấy.

Người thầy hôm nay khác với người thầy ngày xưa, người thầy xưa chủ yếu là dạy văn và lễ (Tiên học lễ, hậu học văn), học trò nay học rất nhiều các môn khoa học, từ THPT CS trở đi đã phân môn rõ rệt, tất nhiên cùng một thời gian phải học nhiều thầy. Hệ thống giáo dục ngày nay cũng thay đổi nhiều so với hệ thống giáo dục trước đây, quan hệ giữa thầy và trò tất nhiên có thay đổi, chưa nói đến sự thay đổi của kinh tế và chính trị, vì thế cái thường biến ắt phải xảy ra.

Nhưng hãy xem đâu là cái bất biến? Bởi cái bất biến mới là cái gốc của Đạo. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi nghiên cứu về sự vận hành của hai thái cực âm và dương trong vũ trụ đã viết: “Muôn vật tồn tại được là nhờ sự cân bằng của hai cực âm dương, vừa tương sinh, vừa tương khắc, vừa hút nhau, vừa đẩy nhau; ngắn là một khoảng khắc, dài là một thời đại hoà đồng. Nền thái bình thịnh trị chỉ có được trong một thời đại hoà đồng đó, giữa khoảng vũ trụ vô tận. Cho nên các bậc mà người đời cho là Thánh Triết chính là các bậc sáng suốt, biết tiết chế lòng tham của mình so với sức mạnh của mình, biết lấy cái vô hạn soi cho cái hữu hạn, dẫn dắt cái hữu hạn luôn thông mà không tắc, bởi nếu tắc sẽ dẫn đến cùng, cùng tắc biến… Như vậy con người không thể chống lại lẽ vận hành của vũ trụ mà phải thật sự dựa vào nó để phần nào có thể điều tiết cho thích nghi với cuộc sống hữu hạn của mình. Các bậc Thánh Triết bèn đưa ra một khuôn thước cho cuộc sống, đó là: Chân, Thiện, Mỹ (真, 善, 美). Ai cũng muốn có cuộc sống là Mỹ, nhưng trước hêt phải là Chân (真), có Chân mới có Thiện (善), có Thiện mới có Mỹ (美).”

Đạo lý làm thầy không tách rời Đạo lý đó. Có thể coi Chân là gốc rễ, Thiện là thân, Mỹ là ngọn vậy. Một khi không có Chân, tức là không có gốc thì xếp vào hạng bất đạo rồi, và còn đâu cái đạo lý làm thầy nữa. Ngày nay có nhiều giáo viên giỏi về chuyên môn, mở các lò luyện thi, thu tiền với giá cao, bất kể học sinh giàu nghèo, chỉ cần có nhiều tiền bỏ túi, phải chăng là bất Thiện. Lại có nhiều giáo sư tiến sỹ hoặc xu thế lực, hoặc tham đồng tiền, giả đào tạo nên những cử nhân, tiến sỹ giấy, “học giả,bằng thật”, đó phải chăng là bất Chân. Nghe nói có nhiều vị giáo sư đi thỉnh giảng cho các khoá tại chức, ngoài lương của nhà nước cấp, các học viên còn phải đóng góp thêm để bao thầy tiền ăn, tiến ở, tiền đi lại, phải cử các đại diện đưa thầy tới các nhà hàng đặc sản, tốn kém vô cùng, đổi lại, thầy sẽ tạo điều kiện bằng cách hoặc cho ôn trúng tủ, hoặc chấm nương tay, để rồi học hay không học cũng đỗ cả, đôi bên đều có lợi, đó không chỉ bất Chân, bất Thiện, mà còn bất Nghĩa nữa. Nhiều cô chiêu, cậu ấm con các quan chức, các đại gia, ham chơi, biếng học mà vần cứ đỗ, nhanh chóng được bổ làm quan những chỗ “hên”, những cái bất chân, bất thiện, bất bình ấy đã và đang diễn ra, rồi sẽ dẫn xã hội chúng ta đi đến đâu? Trước hết làm nhức nhối lương tâm người thầy, xói mòn đạo lý, và những vị quan ấm thiểu đức, vô tài ấy chắc chắn sẽ trở thành những kẻ quan tham lại nhũng mà thôi. Quan hệ thầy trò ngày nay cũng sòng phẳng lắm, qua đò trả phí rồi, thậm chí trả rất cao, nói chi đến ân tình. Phải chăng ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai Không” cũng là đang tìm lại cái Chân, cái gốc của Đạo. Chúng ta hoan nghênh chủ trương đúng đắn này, song về biện pháp thì còn rất hạn chế, về phần này, ý kiến của tác giả Dang Ba Khac Trieu rất đáng được các nhà lãnh đạo nghiên cứu.

Xã hội cần phải tôn vinh người thầy thực sự chứ không phải chỉ có hình thức. Tôi có một người thầy hơn bốn mươi năm trong nghề, nhà giáo ưu tú hẳn hoi đã nghỉ hưu mà hưởng lương thấp hơn người con của thầy là sỹ quan quân đội chưa được ba mươi năm phục vụ cũng nghỉ hưu. Nhà nước còn chi trả như vậy, cần chi phải so sánh với các các cơ quan ngoài quốc doanh.

Việc đề cao các thầy cô giáo có chuyên môn giỏi là cần thiết, nhưng đề cao cái Tâm (心) của người thầy còn quan trọng hơn. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, trong cuộc đấu tranh chống giặc dốt trước đây, chúng ta dùng người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ, người lớp bốn dạy cho người lớp một, hai, ba. Nhờ những người thầy ấy mà trong một thời gian ngắn chúng ta đã thanh toán được giặc dốt trên cả nước. Còn ngày nay chúng ta có rất nhiều giáo viên có trình độ cao, song công tác phổ cập cấp một, hai xem chừng khá vất vả, nhiều nơi còn phải báo cáo giả tạo. Chúng ta không nên coi thường công lao của các thầy giáo tuy không được đào tạo đầy đủ, nhưng lại có công đào tạo dược nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa thành đạt, xem ra chữ Tâm (心) kia mới bằng ba chữ tài (才) vậy.

Chúng ta đang ở thời “Pháp trị” (法 治), việc nâng cao vị trí của người thầy, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo sống và làm việc cho đúng với Đạo của người thầy là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, còn việc người dân có thực sự tôn vinh người thầy hay không, không chỉ phụ thuộc vào sự đãi ngộ của xã hội mà còn phụ thuộc vào đạo đức cuả bản thân những người thầy. Nhà bác học Lê Quý Đôn có nhận định rằng: Trong một xã hội, mà trò không kính thầy, con không kính cha mẹ là dấu hiệu của sự suy vong. Lời người xưa không thể xem thường.

Bạch Tường Minh
(Hải Phòng)

LTS Dân trí - Cách phân tích rạch ròi, “nói có sách mách có chứng” của tác giả bài viết trên đây có sức thuyết phục đối với độc giả. Đúng cái gốc vấn đề là ở chữ “Chân”. Mà suy cho cùng muốn nhận diện cho đúng chữ “Chân” trong mỗi sự việc thì đều phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, thấu đáo. Bàn đến đạo lý làm Thầy hôm nay bao giờ chúng ta cũng phải nhìn nhận từ hai phía: bản thân người thầy và xã hội đối xử với người thầy.

Dù thời đại ngày nay đã có nhiều đổi thay, nhưng chúng ta vẫn phải khẳng định rằng: nghề dạy học là một nghề đặc biệt, và càng đặc biệt hơn vì đó là nghề “trồng người” ở thời đại văn minh trí tuệ. Vì vậy, xã hội phải biết trân trọng, tôn vinh Người Thầy đi đôi với việc thực hiện những chính sách, chế độ thoả đáng đối với đội ngũ giáo viên. Mặt khác, mỗi thầy, cô giáo cần thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của mình để giữ trọn đạo lý làm thầy, luôn trau dồi nghề nghiệp cũng như phẩm chất, đạo đức xứng đáng với vị trí cao quý.
phandinhdung
phandinhdung
Admin

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 12/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết