Sư phạm bậc 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Huấn luyện kỹ năng hợp tác để thành công

Go down

Huấn luyện kỹ năng hợp tác để thành công Empty Huấn luyện kỹ năng hợp tác để thành công

Bài gửi  phandinhdung Tue Apr 29, 2008 4:37 pm

Việt Nam đã gia nhập WTO, có nghĩa là học sinh của chúng ta sẽ bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Giáo dục Việt Nam đã ở thế kỷ 21, có nghĩa là học sinh của chúng ta sẽ cần những kiến thức và những kỹ năng mới.

Học sinh của chúng ta không chỉ cần được trang bị kiến thức mà còn phải được trang bị kỹ năng sống và hợp tác.

Bên cạnh kiến thức sách vở, học sinh cần được trang bị những kỹ năng của thế kỷ 21. Nhưng để trang bị cho người học “những kỹ năng mềm”, người dạy cũng cần được hướng dẫn và trang bị những kỹ năng đó trước.

CENTEA xin giới thiệu những chỉ dẫn cho giáo viên để xây dựng và điều hành một nhóm học sinh làm việc.

Kỹ năng xây dựng nhóm và làm việc nhóm là những kỹ năng quan trọng giúp cho học sinh, sinh viên làm việc hiệu quả, nhanh chóng, đồng thời tập luyện cho các em tính hòa đồng, hợp tác cho công việc trong tương lai của các em.

Chẳng những có ích cho học sinh, sinh viên, các kỹ năng trên còn giúp giáo viên chúng ta có thể làm việc tốt với đồng nghiệp của mình để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ được giao cho tập thể, cho nhà trường.

Một nhóm được đánh giá là thành công khi kết quả hợp tác của nhóm hoàn toàn vượt xa về tính hiệu quả và khối lượng công việc hoàn thành, khi so sánh với kết quả được thực hiện chỉ bởi một cá nhân. Nếu kết quả là …ngược lại, thì tốt nhất nên …giải tán nhóm vì lúc này, việc hợp tác đã thất bại.

Để có thể trở thành một nhóm hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải nhiệt tình đóng góp công sức của mình cho nhóm.

Để có thể trở thành một nhóm hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải nhiệt tình đóng góp công sức của mình cho nhóm. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý đến hai yếu tố quyết định sau:

Yếu tố thứ nhất là cả nhóm cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung - mục tiêu của nhóm.

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc đồng thuận giữa các thành viên về việc thiết lập mục tiêu chung của nhóm, và sau đó, là việc giao tiếp tốt trong nhóm trong suốt quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tất cả nỗ lực là nhằm hướng vào mục tiêu chung.

Yếu tố thứ hai chính là sự đa dạng về kỹ năng và nhân cách giữa các thành viên trong nhóm.

Thành viên mạnh điểm này có thể trổ hết tài năng của mình để cân bằng điểm yếu của thành viên khác. Điều này có nghĩa là, các điểm mạnh của mỗi thành viên sẽ làm cho nhóm trở nên cân bằng và hoàn hảo để đương đầu với bất kỳ nhiệm vụ nào.

Một nhóm cần có sự đa dạng về kỹ năng và nhân cách giữa các thành viên.

Dưới đây là một số ý kiến, kỹ thuật và các chỉ dẫn để bạn thử xây dựng nhóm và giúp học sinh của mình làm việc nhóm hiệu quả.

1- Hãy đảm bảo rằng mục tiêu của nhóm được xác định rõ ràng và đã được tất cả các thành viên thông qua.

2- Chúng ta phải đảm bảo việc phân công trách nhiệm rõ ràng và chi tiết cho từng thành viên. Tránh để nhiệm vụ của các thành viên bị chồng chéo.

3- Về vấn đề mức độ tin cậy của các quyết định hay cam kết, tốt nhất nên để càng nhiều thành viên tham gia vào quá trình quyết định càng tốt. Càng có nhiều thành viên cảm thấy mình có đóng góp vào các ý tưởng, giải pháp, các quyết định chung của cả nhóm thì kết quả sẽ càng có nhiều thành viên đồng thuận với hành động sau cùng.

4- Đảm bảo rằng không có sự tắt nghẽn nào trong quá trình giao tiếp. Mọi người phải được thông tin hoàn toàn đầy đủ.

5- Xây dựng niềm tin với các thành viên bằng cách từng bước tạo bầu không khí cởi mở và thẳng thắn.

6- Cho phép các thành viên xây dựng niềm tin và cởi mở với nhau trong các hoạt động chung. Hãy tạo ra những thời gian giao lưu bên ngoài lớp học để khuyến khích mọi người giao tiếp thoải mái với nhau. Ví dụ như các hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khóa.

7- Hãy nhắc nhở học sinh, sinh viên thận trọng với những quyết định hay vấn đề liên quan đến nhiều người khác nhau.

8- Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội để cho các em học sinh, sinh viên của bạn được phát huy năng lực của mình. Hãy khen ngợi thành công của các em và làm sao đánh giá được sự đóng góp của từng cá nhân trong nhóm. Đừng để học sinh, sinh viên có cảm giác mình rất mờ nhạt trong sự thành công hay thất bại của nhóm.

9- Đừng ngại góp ý hay phê bình bởi vì bạn cần phải chứng tỏ mình là người công bằng. Tuy nhiên, hãy tận dụng mọi cơ hội để cho các học sinh, sinh viên có thể đưa ra những phản hồi tích cực.

Việc tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập và làm việc theo nhóm có thể là một công việc rất thử thách nhưng những kết quả mà nó mang lại rất đáng giá để chúng ta thực hiện, vì các em sẽ được rèn luyện các kỹ năng cần thiết để đối mặt với cuộc sống sau này. Cuộc sống mà trong đó, các em không chỉ cần có kiến thức để thành công, mà còn cần những kỹ năng hợp tác và giao tiếp.

Hàn Nguyên – www.giaovien.net
phandinhdung
phandinhdung
Admin

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 12/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết